CÁCH LẤY LẠI ĐỘNG LỰC KHI BẠN CẢM THẤY MÌNH ''KHÔNG TIẾN BỘ"

Động lực là nguồn năng lượng giúp chúng ta hành động và bạn không phải là người duy nhất ở thời điểm hiện tại đang cảm thấy "Không tiến bộ, Không có hứng, không có tâm trạng tập Piano,...v..v..".

Có thể bạn thấy chán nản khi cảm thấy bản thân không có tiến bộ, học Piano quá khó, hai tay không thể kết hợp ăn ý với nhau, đau đầu vì những kiến thức nhạc lí, đôi khi là cảm giác hụt hẫng vì bất lực khi bạn bè của mình ngày càng tiến bộ còn mình mãi ''giậm chân tại chỗ''... Dù bạn đang trong tình huống nào, hãy xem xét kỹ hơn các cách sau đây có thể tiếp cho bạn một phần nhỏ động lực để bạn có thể vững bước tiếp tục tiến về phía trước, trinh phục con đường nghệ thuật mình đã chọn!

1. Tìm lý do của bạn

Hãy thử đặt các câu hỏi: Bạn yêu thích điều gì ở Piano ? Nó đáp ứng giá trị cốt lõi nào trong bạn?... Có thể nó cho bạn cảm giác thư giãn khi đắm chìm vào tiếng đàn, nó giúp bạn thể hiện bản thân, thỏa mãn đam mê,....Hãy hỏi chính mình.

2. Muốn đi xa đi cùng nhau

"Nếu không có mối liên hệ cơ bản đó, động lực sẽ khô héo, lụi tàn",

Nếu cảm thấy chán tập, chán học thậm chí là cảm thấy bế tắc, hãy tìm cho mình những người bạn có cùng đam mê, hay đơn giản là bố mẹ hoặc thầy cô dạy mình để xin lời khuyên của họ.

Bạn sẽ nhận ra rằng khi chia sẻ vấn đề bạn đang vướng mắc với họ cũng là một cách học hiệu quả, nó sẽ phần nào khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn vì đã hiểu được thứ làm bạn chán nản,... Từ đó lại có thêm động lực để tiếp tục luyện tập!

3. Cạnh tranh thân thiện

Mọi người cũng thúc đẩy lẫn nhau thông qua cạnh tranh.

Những người xung quanh ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta có thể tin - vì vậy hãy khai thác ảnh hưởng đó bằng cách tìm kiếm một liều lượng cạnh tranh khi bạn cần động lực để tiếp tục cố gắng. Đó có thể là một bạn học ở trình độ Piano tương đương với bạn hoặc một số nghệ sĩ cho bạn động lực để bạn nghĩ bạn sẽ cố gắng phấn đấu để được như họ,....

4. Khoan dung với bản thân

Tuy nhiên, việc bạn tập trung vào cạnh tranh quá đôi khi sẽ khiến bạn thêm căng thẳng. Hãy đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn, nó sẽ làm giảm nỗi sợ thất bại và cải thiện sự tự tin, điều này cũng có thể cải thiện động lực cho bạn. Ngày hôm này bạn chưa khá lên không có nghĩa là bạn không thể tiến bộ, ngày hôm này và những ngày trước bạn chăm chỉ luyện ngón không có nghĩa là ngày mai bạn không thể thử sức mình với những bản nhạc phức tạp. Hãy bình tĩnh, chỉ cần bạn cố gắng, đi xa hay gần vẫn là đi.

Và đừng bao giờ quên rằng "Khoan dung với bản thân không có nghĩa yếu mềm và bỏ buộc"

Nguồn: NL- Grand PIANO