Một số tips "chữa bệnh" chán học Piano

Một số tips  "chữa bệnh" chán học Piano

 

Chắc hẳn ba mẹ cũng biết về tầm quan trọng của Âm nhạc trong cuộc sống. Đặc biệt, nó vô cùng có ý nghĩa đối với các bạn nhỏ giai đoạn từ 3-14 tuổi (giai đoạn vàng) giúp trẻ tăng khả năng tư duy, sự linh hoạt khi kết hợp sử dụng cả 2 bán cầu não. Nếu con cảm thấy chán Piano, thậm chí là ngại học, ngại động vào đàn, ba mẹ nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao khiến trẻ không thích học để có các biện pháp khắc phục hợp lí nhất. Dưới đây là một số tips để giúp các bé khắc phục tình trạng “chán tập, chán học Piano”, mọi người cùng tham khảo nhé!

 

1,Thay đổi môi trường học

Môi trường học có ảnh hưởng rất lớn tới thái độ và tư duy của trẻ. Không tìm được niềm vui trong môi trường học cũng có thể là lí do trẻ có tâm lí chán nản. Trẻ sợ đi học do căng thẳng vì không thể tiếp thu bài trên lớp, trẻ sợ bị cô giáo phạt, trẻ chưa thể theo được chương trình học như các bạn cũng dẫn đến sự ti ti dần dần hình thành. Học ở nhà có giáo viên kèm lại không cảm thấy hứng thú, không có bạn bè đồng hành

Vậy cha mẹ hãy hỏi ý kiến của con để điều chỉnh môi trường học để bé có thể có được môi trường học thoải mái, không gò bó, khô khan nhé!

 

 

2,Tạm nghỉ ngơi 1 thời gian

Có thể bé đã vô hình tạo cho mình áp lực trong quá trình học và kết quả không được như kì vọng, điều đó làm cho các bé cảm thấy ngột ngạt, chán nản mỗi khi chạm vào cây đàn. Khi ấy, hãy cho bạn ấy một khoảng thời gian nghỉ ngơi để giải tỏa căng thẳng,..

Trong thời gian tạm nghỉ ngơi ấy sẽ giúp bạn nhỏ  có thời gian suy nghĩ thêm về mối liên hệ giữa mình và môn học mình đang theo đuổi, đồng thời tích lũy những kỹ năng có thể áp dụng trong việc học khi bạn ấy sẵn sàng học lại. 

Trong khoảng thời gian tạm nghỉ ngơi ấy gia đình có thể giúp bé xác định lại mục tiêu của mình Một khi đã xác định được mục tiêu của bản thân, bé sẽ có động lực để theo đuổi. Và các bé cần thời gian để làm điều đó, bởi những quyết định quan trọng cho tương lai thì không thể vội vàng.

 

 

3,Tham dự các buổi biểu diễn piano 

Nếu chỉ học ngày qua ngày, bé dần sẽ mất đi niềm hứng khởi lúc ban đầu vì đối với sự hiểu biết non nớt của trẻ, con đường học như dài vô tận. Ba mẹ nên hướng cho bé vào các buổi biểu diễn (tại trường học, trường nhạc, sân chơi,…)để trẻ có mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng cho bản thân. Không những vậy, chính khoảng thời gian trẻ chú tâm vào thực hiện và hoàn thành một mục tiêu sẽ giúp trẻ tiến triển rất nhanh về mặt kỹ thuật cũng như bản lĩnh. Phát triển tiềm năng âm nhạc của trẻ là một quá trình nội tại nhưng lại rất cần môi trường và chất xúc tác tốt từ thầy cô, ba mẹ, bạn bè. Qua những buổi tham dự ấy bé có động lực nhiều hơn, bên cạnh đó cũng góp phần tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho bé. Hãy khuyến khích và giúp trẻ tham gia giao lưu nhiều hơn để con ngày càng tự tin và có thêm động lực cho bản thân nhé! 

 

 

4,Lên kế hoạch và tổng kết sau mỗi buổi học

Theo các nhà khoa học, việc lên thời gian biểu cụ thể sẽ giúp trẻ chia nhỏ các mục tiêu để hoàn thành. Sau mỗi ngày học tập, bé hãy ghi lại những gì mình đã biết, nếu có thể hãy ghi ra cảm nhận của bản thân sau khi kết thúc mỗi buổi học. Khi bé nhận định được kết quả mình đã đạt được, chắc chắn động lực học tập sẽ càng mãnh liệt hơn nữa. Và việc “chán học”  cũng sẽ tạm biệt bạn sớm thôi!

 

5,Thay đổi phương pháp học

Nếu cách học cũ đang khiến con bạn cảm thấy nhàm chán và không hiệu quả thì đừng ngần ngại chuyển sang một phương pháp mới khiến các bạn ấy cảm thấy hứng thú hơn. Ngày nay các bạn nhỏ  có nhiều cách để tiếp cận với các nguồn tài liệu về Piano, các khóa học, các chương trình giảng dạy tiên tiến mới, gia đình hãy chọn cho con mình một phương pháp phù hợp và một chương trình học chất lượng để nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện môn học này.